Vải linen là gì? Khám phá ưu, nhược điểm của chất liệu linen
Vải linen là gì? Khám phá ưu, nhược điểm của chất liệu linen

Vải linen là gì? Khám phá ưu, nhược điểm của chất liệu linen

Ngày đăng: 23/05/2024
Mục lục

Là chất liệu vô cùng được ưa chuộng vào mùa hè. Vậy vải linen là gì, gồm những loại nào và ứng dụng của chúng ra sao trong cuộc sống. Hãy cùng YODY khám phá nhé.

1. Vải linen là gì? Ưu điểm của vải linen

1.1 Chất liệu linen là gì?

Chất vải linen còn có tên gọi khác là vải lanh - là một trong những nguyên liệu đầu tiên của thời trang trên thế giới. Chất liệu được làm từ sợi cây lanh trong tự nhiên, phần thân và gốc của cây lanh được tách nhỏ thành từng sợi rồi dệt thành vải.

vải linen là gì

Vải linen là gì? Ưu điểm của chất liệu

Vải linen có nguồn gốc gần các hồ ở Thụy Sĩ, tên gọi “Linen” theo tiếng Latinh là Linum hay Linon. Khi về Việt Nam, chất liệu được phiên âm thành vải Lanh cho dễ đọc và gần gũi với bản địa.

nguồn gốc vải linen

Nguồn gốc vải linen từ sợi cây lanh

1.2 Ưu nhược điểm vải linen

Do được khai thác hoàn toàn từ tự nhiên nên vải linen rất lành tính với làn da. Sợi vải thanh mảnh, dai, có độ bền cao và bóng mượt hơn so với các loại vải khác kể cả cotton. Vải linen cao cấp có khả năng thấm hút rất nhanh giúp bề mặt vải luôn khô thoáng tự nhiên, mặc mát, chịu nhiệt cực tốt vì vậy được dùng nhiều vào mùa hè.

vải linen

Vải linen thanh mảnh, thoáng mát

Tuy nhiên, loại vải này dễ bị nhăn, thay đổi sau mỗi lần giặt. Chất liệu linen có độ đàn hồi kém, ít co giãn nên rất dễ bị hỏng nếu giặt và phơi không đúng cách.

2. Nguồn gốc của vải linen

Linen là loại vải được làm từ sợi cây lanh. Đây là những sợi có đặc tính rất sắc nhưng lại dễ bị trong quá trình thu hoạch. Do đó, để có được những sợi vải lanh chất lượng tốt nhất cần đồi hỏi kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại.

Để thu hoạch được những sợi lanh chất lượng nhất, những người thợ sẽ phải thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: Thu hoạch lanh

Các người thợ sẽ bắt đầu tiền thành thu hoạch cây lanh khi nó ngả vàng và có hạt màu nâu. Thường thì họ sẽ sử dụng dao hoặc máy.

  • Bước 2: Dầm cây lanh

Cây lanh sau khi được cắt bỏ sẽ được dầm tại ruộng hoặc đưa đến 1 cái bể ngâm. Điều này sẽ giúp loại bỏ sạch các tạp chất, vi khuẩn và kết dính ở phía bên ngoài. 

Hiện tại, nhờ công nghệ phát triển, họ đã tạo ra 1 loại hoá chất được sử dụng để dầm cây. Tuy nhiên, phương pháp này lại được đánh giá không thân thiện với môi trường.

  • Bước 3: Phân tách

Sau khi hoàn thành thành bước 2, người thợ sẽ tiếp tục tiến hành quá trình phân tác để loại sợi ở vỏ và thân cây. Đây được đánh giá là bước quan trọng nhất. Nếu chẳng may xảy ra vấn đề sẽ có thể ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình.

  • Bước 4: Se sợi lanh

Những sợi lanh sau khi được phân tách sẽ tập hợp thành sợi mảnh rồi đưa vào máy trải. Ở giai đoạn này, những sợi ngắn sẽ được giữ lại. Trong khi đó, sợi dài thì sẽ được đi qua.

Tiếp theo, các sợi lanh dài sẽ được cuốn thành chỉ rồi ngâm qua nước nóng nhằm tạo sự kết dính và độ ẩm.

  • Bước 5: Sấy sợi

Ở bước 5, sau khi các sợi vải lanh đã được sấy khô, người thợ sẽ cuộn chúng vào cuộn chỉ. Đây cũng là giai đoạn mà người ta đem đi tẩy trắng hoặc nhuộm màu. Sau đó, sản xuất ra thị trường.

3. Các loại vải linen được ưa chuộng hiện nay

Cùng YODY tìm hiểu 5 loại vải linen đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

3.1 Vải linen lụa

Loại vải này là sự pha trộn giữa vải lanh và lụa nên tạo cảm giác mềm mại và thoáng mát khi sờ. Chất liệu thường được ứng dụng để may áo dài cách tân với nhiều kiểu dáng, hay những chiếc khăn choàng nhiều màu sắc đẹp mắt. Nhược điểm của vải linen lụa dễ mất màu, nhanh xuống cấp và không bền theo thời gian.

vải linen lụa

Vải linen lụa

3.2 Vải linen ướt

Cũng giống như vải linen lụa, chất liệu linen ướt cũng rất mềm mượt và thông thoáng, rất thích hợp dùng trong những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên, sợi vải dễ bị co rút, độ bền và đàn hồi không cao nên thích hợp để làm những sản phẩm ít họa tiết, đơn giản như rèm cửa, đồ nội thất,... 

vải linen ướt

Vải linen ướt

3.3 Vải linen bột

Sợi vải khá mộc mạc với bề mặt thô ráp nhưng lại sở hữu đặc tính mềm, khi sờ cảm giác dịu nhẹ, mát mẻ và dễ chịu. Vải linen bột được ưa chuộng để may chăn ga gối đệm, rèm cửa,... Loại vải này dễ bị nhũn và xuống màu nhanh sau giặt nhiều lần, vì vậy cũng hạn chế  phần nào trong quá trình ứng dụng chất liệu.

vải linen bột

Vải linen bột

3.4 Vải linen tưng

Trong các loại vải linen thì chất liệu linen tưng có độ bền cao, giữ màu lâu, ít co rút và không bị ảnh hưởng quá nhiều sau khi giặt. Tuy nhiên, vải linen tưng rất dễ nhăn nên cần thường xuyên là ủi khi dùng để giữ được độ phẳng phiu. Ứng dụng phổ biến của loại vải này là dùng để may quần áo, với những bộ trang phục mùa hè thấm hút mồ hôi hiệu quả.

vải linen tưng

Vải linen tưng

3.5 Vải linen xước/đũi

Bề mặt sợi vải mỏng nhẹ, có nhiều vết xước tạo nét đặc trưng, dễ nhất biết. Vải linen đũi được ứng dụng phổ biến trong thiết kế quần, vest, blazer,...

vải linen đũi xước

Vải linen xước/ đũi

3.6 Vải linen Hàn Quốc

Một trong phiên bản đặc biệt khác của linen chính là linen Hàn Quốc. So với những loại ở trên thì linen Hàn Quốc có phần lép vế hơn. Tuy nhiên, giá thành trung bình của chúng lại khá mềm nên được sử dụng rất nhiều.

Hiện nay, vải linen Hàn Quốc được dùng rất nhiều để may những bộ trang phục thời trang, đồ trang trí nội thất,...

4. Ứng dụng của vải linen

Vải linen được ứng dụng nhiều trong các trang phục mùa hè, đồ nội thất hay phụ kiện nhà bếp với độ mềm cao, thấm hút tốt. Chất liệu không chỉ mang đến cảm giác thân thiện, thoải mái mà còn có thể loại bảo được sự nắng nóng khó chịu của thời tiết.

ứng dụng vải linen

Ứng dụng của vải linen

4.1  Thời trang may mặc

Vải linen may gì đẹp? Vải linen rất được ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang, sản xuất đồ dùng may mặc. 

làm áo dài bằng vải linen

Vải linen dùng làm áo dài

Với ưu điểm mềm mại, khả năng thấm hút mồ hôi và khô thoáng nhanh, nên vải linen rất thích hợp để may một số trang phục như: áo dài, sơ mi, đồ đi biển,... mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc trong mọi hoạt động, không gây cảm giác bí nóng dù là mùa hè.

vải linen thời trang

Vải linen ứng dụng trong thời trang may mặc

4.2 Trang trí nội thất

Một trong những ứng dụng của vải linen chính là làm đồ nội thất trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chất liệu là lựa chọn tuyệt vời trong trang trí nhà cửa.

vải linen nội thất

Vải linen làm bọc ghế sofa, gối ôm

Với nguồn gốc từ thiên nhiên, vải mềm dịu với làn da và có khả năng thấm hút tốt, dễ chịu, vải linen thích hợp để làm các tấm ga trải giường hoặc bọc sofa êm ái giải tỏa căng thẳng. Chất liệu có thể giữ màu tốt nên với những tấm vải có họa tiết màu sắc sinh động cũng không cần lo bị phai hay xuống màu.

vải linen nội thất

Vải linen dùng làm vỏ chăn ga gối

4.3 Phụ kiện nhà bếp

Những sợi vải linen sở hữu khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên thường được sử dụng để may làm khăn trải bàn ăn, khăn lau, khăn ăn. 

vải linen làm dụng cụ bếp

Vải ứng dụng làm khăn lau đồ dùng nhà bếp

Với nhiều màu sắc khác nhau nên căn bếp dù theo phong cách nào thì vải linen cũng dễ dàng biến chúng trở nên đặc biệt hơn.

khăn trải bàn vải linen

Dùng vải linen làm khăn trải bàn ăn

5. Hướng dẫn cách bảo quản vải linen được bền lâu

5.1 Không ủi ở nhiệt độ quá cao

Theo các chuyên gia nghiên cứu, linen là loại vải có  thể chịu nhiệt khá tốt. Tuy nhiên, cũng như bao loại vải khác, chúng cũng có mức giới hạn của riêng mình.

Khi ủi, là trang phục, đồ vật được làm từ vải linen, mọi người lưu ý không điều chỉnh nhiệt độ quá 240 độ. Điều này sẽ hạn chế tình trạng cháy vải, hỏng hóc.

5.2 Tránh sử dụng chất tẩy mạnh

Bên cạnh đó, trong quá trình giặt giũ, các bạn cũng nên hạn chế dùng chất tẩy mạnh. Loại hoá chất này có thể khiến vải bị loang màu và nhanh mục hơn.

Ngoài ra khi phơi, mọi người cần tránh để ở những vị trí có ánh nắng trực tiếp chiều vào. Ánh nắng sẽ vô tình khiến vải bị khô cứng. 

5.3 Không đẻ ở những khu vực bén lửa

Do được làm từ cây lanh, một loài cây rất bén lửa. Do đó, các bạn cần hạn chế bảo quản vải linen ở những khu vực toả nhiệt, có nhiệt độ cao để tránh tình trạng cháy, hoả hoạn.

5.4 Cất giữ nơi thoáng mát, khô ráo

Tương tự như các loại vải khác, vải linen phải được cất giữ, bảo quản nơi thoáng mát, ít bụi khi không sử dụng đến nữa. Việc này sẽ hạn chế tình trạng vải bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập.

Hơn nữa, nếu muốn bảo quản quần áo 1 cách triệt để hơn, các bạn có thể phủ hơn 1 lớp ni lông mở ở bên trên.

Như vậy, bài viết trên đã phần nào cung cấp thông tin bổ ích để bạn hiểu hơn vải linen, cũng như những ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế của loại vải này trong đời sống. Căn cứ vào đó, bạn hãy tự tin chọn cho mình được những món đồ từ vải linen phù hợp với nhu cầu của mình nhé.

Tuyết Nga
Hi, cảm ơn bạn đã đọc bài viết
Bạn thích bài viết này? Hãy chia sẻ bài viết này nhé
Bình luận
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...