Đặc sắc trang phục dân tộc Ê đê - Vẻ đẹp rừng núi đại ngàn
Thuộc cộng đồng trong 54 dân tộc anh em Việt Nam dân tộc Ê đê chính là nét đặc sắc nổi bật với những câu chuyện thần thoại, trường ca, sử thi, cũng như các loại nhạc cụ. Thế nhưng, một nét đặc biệt nữa không thể không kể đến chính là trang phục dân tộc Ê đê. Hãy cùng YODY đi tìm hiểu tất tần tật với bài viết chi tiết dưới đây nhé!
1. Quan niệm tâm linh và màu sắc trang phục dân tộc Ê đê
Người Ê đê thuần dựa vào tâm linh và các biểu tượng thiên nhiên như lá cây dương xỉ, bò cạp, trứng thằn lằn, con rùa, trứng đại bàng, rồng đất để trang trí trên trang phục. Họ tạo nên những hoa văn theo đường diềm hình chữ V hoặc sắp xếp hai chữ V ngược chiều thành hình thoi.
Trang phục cơ bản của người Ê đê
Màu sắc đỏ trong văn hóa Ê đê đại diện cho huyết của các linh vật hiến sinh và thường được sử dụng trong các lễ hội. Màu đỏ cũng tượng trưng cho sự tái sinh, sức mạnh tinh thần, lòng nhiệt huyết và khát khao cháy bỏng, biểu hiện sức mạnh chung của cộng đồng. Đối với người Ê đê, mọi sự vật trong thiên nhiên và cả những sản phẩm của con người đều chứa đựng linh hồn. Các đường nét, hình mảng và cách phối màu được chọn mạnh mẽ và hợp lý, mang đầy đủ ý nghĩa tâm linh, thể hiện lòng tin vào thần linh. Ví dụ như hoa văn hình mặt trăng được xem là biểu tượng của nam thần, còn hoa văn con voi là biểu tượng của linh vật thiêng.
Trang phục cơ bản của người Ê đê
Trong trang phục của người Ê đê, chỉ sử dụng 4 màu cơ bản là đen, đỏ, vàng và xanh. Tuy nhiên, nhờ sự hạn chế về màu sắc, phụ nữ Ê đê đã tạo ra sự nhuần nhuyễn, kết hợp cặp màu tương phản mạnh như đỏ-đen, đỏ-trắng, đỏ-vàng và đen-trắng. Sự tương phản này không chỉ về màu sắc mà còn về sắc độ, tạo nên sự hòa quyện mà không gây cảm giác lòe loẹt hay chói mắt.
2. Trang phục dân tộc Ê đê: Phụ nữ mặc tấm, áo chui,...
Phụ nữ Ê đê diện chiếc miếng, hay còn gọi là váy tấm, bằng cách quấn quanh eo và che phủ nửa thân dưới. Chiếc vải này có hình chữ nhật, chiều rộng quấn xung quanh trục thân là khoảng 1,3m, chiều dài buông xuống gần 1m. Khi mặc, gấu váy có thể buông dài tới mắt cá chân. Góc ngoại cùng ở đầu trên, quần đề ngang sườn bên phải. Áo nữ (Ao mniê) thuộc dạng áo chui đầu (xẻ ngang từ vai trái sang vai phải), ôm sát vào thân (không rộng thùng thiểu, cũng không may bó), buông xuống tới thắt lưng, vạt trước và sau bằng nhau, không hở tả, có loại dài tay, ngắn tay và cổ tay. Cả váy và áo được làm từ vải sợi bông xe xăn, được nhuộm màu xanh châm ngả đen. Trên nền váy và áo luôn có vài dải hoa văn được dệt, bố cục nằm ngang (vòng quanh trục thân). Màu chủ đạo của hình hoạ và những đường điểm trang trí thường là đỏ, trắng và vàng.
Trang phục cho nữ giới người Ê đê
3. Trang phục dân tộc Ê đê: Nam giới đóng khố, mặc áo tấm
Bộ trang phục truyền thống của nam giới Ê đê bao gồm chiếc áo cổ truyền (Ao êkei), một kiểu áo chui đầu, nhưng nó rộng và dài hơn so với áo nữ. Cổ áo hình tròn nghiêng về phía trước rồi xẻ xuống một đoạn giữa ngực. Áo êkei có thể có dài tay, ngắn tay và cổ tay (ao kok). Áo lễ phục thường có tay dài, vạt sau dài hơn vạt trước. Vạt trước che hết bụng dưới, vạt sau che hết mông, có hở tả. Riêng vạt sau thường để tua dài khoảng gần 20 cm. Chỗ xẻ dọc ở phần ngực áo thường được đính một mảng chỉ đỏ (đã được bền thành lọn) có hình thang cân, đáy dài ở trên gọi là kiêr nuh. Mảng trang trí này được hiểu là "cánh chim đại bàng". Gấu áo cũng thường được đính một dải hoa văn nằm ngang thêu rất bắt mắt bằng kỹ thuật kteh. Những ngày lạnh, một số người già thường khoác thêm trên mình một tấm mền.
Trang phục cho nam giới của người Ê đê
4. Các trang phục dân tộc Ê đê phổ biến
Loại trang phục phổ biến nhất trong văn hóa trang phục Ê đê là chiếc áo chui đầu, tay áo dài, hẹp, với cổ áo hình thuyền vừa ngang vai. Thường được dệt trên nền màu đen hoặc sẫm, áo này nổi bật với họa tiết hoa văn tỉ mỉ, mô tả động vật, thực vật và các hiện tượng trong thiên nhiên. Những hình ảnh này rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày và công việc lao động của người Ê đê.
Trang phục của người Ê đê
Đối với phụ nữ, váy là một tấm vải lớn màu đen hoặc sẫm, được quấn quanh cơ thể từ eo đến hông, phủ kín mắt cá chân. Phần gấu váy và phần ngang gối cũng được trang trí như áo, thể hiện sự tinh tế và công phu trong quá trình dệt. Dựa vào dải hoa văn, người Ê đê chia thành hai loại: loại không hoa văn dành cho việc mặc trong nhà, và loại có hoa văn thường được mặc trong các dịp cưới hỏi và lễ hội.
Hy vọng, với bài viết về trang phục dân tộc Ê đê mà YODY vừa gửi đến, các bạn cũng đã có thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho mình. Cảm ơn, các bạn đã luôn đón đọc. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết thật hấp dẫn mà YODY gửi đến nhé!