Áo ngũ thân là gì? Ý nghĩa và giá trị của cổ phục ngũ thân
Áo ngũ thân là gì? Ý nghĩa và giá trị của cổ phục ngũ thân

Áo ngũ thân là gì? Ý nghĩa và giá trị của cổ phục ngũ thân

Ngày đăng: 23/05/2024
Mục lục

Hình ảnh cô gái trong chiếc áo dài ngũ thân đã xuất hiện rất nhiều trong các áng điệu ca bài thơ văn học. Chúng đại diện cho nét văn hoá và con người xứ Việt. Vậy, áo ngũ thân là gì? Nguồn gốc và lịch sự phát triển của nó ra sao? Cùng YODY tìm hiểu nhé!

1. Áo ngũ thân là gì? Từ A đến Z về áo ngũ thân

áo ngũ thân

Tổng quan về áo ngũ thân

Áo ngũ thân lần đầu xuất hiện vào năm 1744. Đây được xem là những trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cả nam và nữ đều có những chiếc áo ngũ thân dành riêng cho mình. Thông thường, áo dài ngũ thân sẽ đi kèm với những phụ kiện như vấn tóc, khăn lươn, giày, guốc mộc,..

Cái tên “áo dài ngũ thân” có nguồn gốc từ chính cấu tạo của chiếc áo. Áo được thiết kế từ năm thân áo, gồm hai thân trước và hai thân sau. Thân thứ năm sẽ nằm ở phía trong thân thứ nhất ở phía tay phải.

Trước khi áo dài lập lĩnh hay còn gọi là áo dài cổ đứng xuất hiện. Thì người Việt xưa thường diện những mẫu áo giao lĩnh (cổ chéo) và viên lĩnh (cổ tròn) là nhiều nhất. Ngoài ra còn một loại áo khác chính là áo dài tứ thân. Người đã thiết kế và đặt ra cái tên áo dài ngũ thân chính là chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Ưu điểm của những chiếc áo dài ngũ thân là sự kín đáo, trang nhã, có phần cổ cao không để lộ nội y ở bên trong. Mỗi vạt áo của món đồ cũng có những đặc tính riêng. Cụ thể, 4 vạt áo đối xứng hai bên sẽ đại diện cho hình ảnh tứ thân phụ mẫu. Trong khi đó, vạt thứ năm tượng trưng cho chính người mặc.

Đặc biệt, đây còn trang phục có vạt con nối với vật cả bằng bâu đệm, thêm vào đó là 5 cúc. Năm chiếc cúc này là hình ảnh đại diện của nhân, nghĩa, trí, lễ và tín. Khi vua Nguyễn lên ngôi, áo ngũ thân đã trở thành trang phục chính của Kinh thành Huế. Đến thời mua Minh Mạng, chiếc áo này đã được phổ biến khắp cả nước, từ Bắc vào Nam.

2. Tổng quan về cấu tạo áo ngũ thân

áo ngũ thân

Sơ lược về cấu tạo áo ngũ thân

Cấu tạo áo ngũ thân của nam, nữ sẽ có những điểm khác nhau, tuy nhiên không nhiều. So với phiên bản nữ, áo ngũ thân nam sẽ có phần cổ áo cao hơn. Form dáng thẳng và vuông. Điều này thể hiện sự thẳng thắn, nam tính và chính trực của nam giới.

Những đường may dệt trên áo ngũ thân nam cũng thể hiện rõ đức tính của phái mạnh lúc bấy giờ, rất đĩnh đạc, bản lĩnh, đường hoàng và mạnh mẽ. Nhưng vẫn có sự khiêm tốn, nhã nhặn. Từng hoạ tiết, trang trí trên trang phục như hoa văn sóng, hoa, cúc,.. cũng được thiết kế rất tinh tế, luôn thẳng, khớp và đều. Hơn nữa, ngay cả những đường chỉ khâu còn được che kín.

Phần tà cắt lượn bắt mắt. Thậm chí chân vạt áo cũng được cắt cong rất sống động. Tất cả các chi tiết của trang phục từ cổ áo cho đến tà áo đều được làm rất tỉ mỉ và công phu.

3. Ý nghĩa của áo dài ngũ thân

áo ngũ thân

Áo ngũ thân sở hữu nhiều ý nghĩa sâu xa

Áo dài ngũ thân là hình ảnh đại diện cho nét đẹp văn hoá Việt Nam. Áo ngũ thân nam là trang phục có khả năng mang đến vẻ ngoài trang nghiêm, oai phong, bản lĩnh. Trong khi đó, áo ngũ thân nữ sẽ thiên về sự dịu dàng, trang nhã, tôn dáng và giấu khuyết điểm của thân hình.

Để tạo ra 1 chiếc áo ngũ thân phải mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, giá thành của nó thường khá cao nên không được mặc phổ biến như áo dài truyền thống. Tuy nhiên, chả thể phủ nhận được tính thẩm mỹ mà nó đem lại.

Khi mặc áo ngũ thân cũng có nghĩa là bạn đang khoác lên mình ngũ thường: nhân - nghĩa - lễ - trí - tín và ngũ luân đạo quân thần - phụ tử - phu phụ - huynh đệ - bằng hữu.

4. Giá trị tinh thần của áo ngũ thân

áo ngũ thân

Thông tin bổ ích về áo ngũ thân

Vốn dĩ đã là món đồ mang nhiều ý nghĩa, áo ngũ thân giờ đây đã được nhiều người quan tâm hơn. Tuy nhiên, cũng không quá rầm rộ. Tính tới thời điểm hiện tại, áo ngũ thân được thấy mặc nhiều nhất ở xứ Huế. Nó thường được mặc để chụp ảnh hoặc vào những dịp lễ quan trọng. Thông thường, phụ kiện đi kèm với áo ngũ thân truyền thống sẽ là khăn đóng.

Chiếc khăn có dáng hình chữ nhất hoặc chữ nhân, được thắt rối ở mặt trước. Mặt sau sẽ được quấn chặt lại để cố định lại búi tóc. Theo người xưa, chiếc khăn đóng thể hiện tấm lòng trung thành và nhân nghĩa của người dùng.

5. Phân loại áo ngũ thân truyền thống

5.1 Áo Tấc

áo ngũ thân

Mẫu áo tấc ngũ thân màu xanh dương trẻ trung

Một trong những áo ngũ thân phổ biến nhất hiện nay chính là áo tay tấc. Đây là mẫu áo ngũ thân có thiết kế dài thùng với phần tay áo rộng. Mẫu áo này thường được phối cùng với quần dài, áo bên trong có độ dài từ cổ đến ngang đầu gối. 

Cả áo tác nam, nữ đều sở hữu thiết kế cổ lập ngũ thân, khuy cài ở bên phải và 5 tà áo.

5.2 Áo tay chẽn

áo ngũ thân

Mẫu áo ngũ thân tay chẽn gọn gàng, nữ tính màu tím

Bên cạnh áo tấc, áo tay chẽn cũng được nhiều người ưa thích. Khác với áo tấc, tay áo chẽn được may hẹp hơn khoảng 2cm bắt đầu từ khuỷu tay đến ống tay. Phần thân áo được may dài đến mắt cá chân. Dáng ống tay trông gọn gàng và nhỏ hơn áo tấc.

6. Có nên mặc áo ngũ thân đi làm

áo ngũ thân

Nam công chức mặc áo ngũ thân đi làm

Thông thường, mọi người hay mặc áo ngũ thân vào các dịp lễ, sự kiện đặc biệt. Thậm chí cả khi đón khách Quốc tế.

Theo luật ban hành, bắt đầu từ ngày 7 tháng 9 năm 2020, các nhân viên nam của Sở Văn hoá Thể Thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cho phép mặc áo ngũ thân đi làm. Trang phục này sẽ được mặc vào thứ Hai đầu tiên của tháng để giúp xây dựng nét đẹp văn hoá dân tộc Việt Nam.

Trong khi đó, nữ công chức sẽ được mặc nhiều hơn, 2 lần một tuần vào thứ Hai và thứ Sáu. 

Hiện tại, áo ngũ thân đã cải tiến nhiều hơn với kiểu dáng và thiết kế đa dạng. Tuỳ vào sở thích và gu ăn mặc mà mọi người có thể lựa chọn những mẫu phù hợp với mình.

7. Những mẫu áo ngũ thân đẹp và thịnh hành nhất

áo ngũ thân

Bắt mắt gấp đôi với áo ngũ thân vàng họa tiết bắt mắt

áo ngũ thân

Áo ngũ thân vàng cam óng ánh cực kỳ sang chảnh

áo ngũ thân

Các bạn sẽ trở nên nổi bật hơn với áo ngũ thân hồng nhạt kết hợp với đầm vàng

áo ngũ thân

Trang phục ngũ thân màu đỏ may mắn cho ngày Tết

áo ngũ thân

Dịu dàng, duyên dáng x2 với áo ngũ thân hồng, quần trắng

áo ngũ thân

Mẫu áo ngũ thân trắng tinh khôi kết hợp cùng giày đỏ nổi bật

áo ngũ thân

Áo ngũ thân xanh bạc hà mới lạ, độc đáo

áo ngũ thân

Trang phục ngũ thân xanh lục bảo sang chảnh, thời thượng

áo ngũ thân

Mẫu áo tác ngũ thân màu đỏ rực rỡ, bắt mắt

Trên đây là những chia sẻ của thời trang YODY về cổ phục ngũ thân. Hy vọng qua những nội dung hữu ích này, các bạn đã có cho mình cái nhìn tổng quan hơn về áo ngũ thân, cũng như ý nghĩa, giá trị tinh thần mà nó đem lại. Để cập nhật thêm nhiều bài tin tức thú vị, theo dõi ngay YODY.VN nhé!

Nguyễn Phương Thảo
Hi, cảm ơn bạn đã đọc bài viết
Bạn thích bài viết này? Hãy chia sẻ bài viết này nhé
Bình luận
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...