

- Trang chủ /
- Tin Tức Tổng Hợp /
- Vải Viscose là gì? Công dụng và ưu điểm của vải Viscose
Vải Viscose là gì? Công dụng và ưu điểm của vải Viscose
Vải Viscose hay vải rayon là chất liệu được yêu thích ngay từ khi ra mắt bởi sự mỏng, nhẹ, phù hợp với mùa hè. Vậy vải Viscose có gì đặc biệt? Hãy cùng YODY tìm hiểu!
1. Vải Viscose là vải gì?
Vải Viscose được hiểu là chất liệu sản xuất từ cellulose tinh khiết có trong các loại gỗ và các loại nông sản khác, nên cũng có thể coi là vải tổng hợp từ bột gỗ cây. Đây là chất liệu vải tiếp theo mang tính “xanh" được nhiều hãng thời trang yêu thích và sử dụng.
Sợi Viscose ban đầu được dệt hoàn toàn từ các thành phần sợi tự nhiên, sau đó kết hợp với các công thức, hoá chất và tạo thành vải bán tổng hợp. Chất liệu vẫn đảm bảo những đặc tính vượt trội, dễ thiết kế thành sản phẩm.
Vải Viscose sau khi dệt
Kết cấu vải Viscose vượt trội và đặc biệt ở chỗ mềm mại, thoáng khí, ít nhăn và hút ẩm tốt nên được sử dụng để sản xuất may mặc rất nhiều. Vải Viscose thường có độ bóng và độ mịn cao, có độ co giãn, dễ dàng chăm sóc và giặt ủi.
2. Vải Viscose ra đời như thế nào?
Vào những năm 1860, tơ tằm không cung ứng đủ do tằm mắc bệnh lạ, sản lượng vải giảm sút, ngành dệt may nước Pháp - cái nôi của thời trang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bắt đầu đi xuống. Trước tình hình cấp bách, nhà sinh vật, hoá học Louis Pasteur cùng Bá tước Chardonnet đã tìm tòi, nghiên cứu và phát minh ra chất liệu mới để cứu sống những lỗ hổng lớn trong ngành hàng này lúc bấy giờ.
Từ năm 1885, ông cho ra đời sợi Viscose nhân tạo, và làm nên cuộc cách mạng chất liệu trong ngành công nghiệp thời trang, giúp thay đổi suy nghĩ luôn phải dùng sợi tơ tằm 100%, và đặt nền móng cho công nghệ vải nhân tạo sau này.
Bá tước Chardonnet - cha đẻ của vải Viscose
Năm 1905, vải rayon Viscose thương mại đã có mặt trên thị trường lần đầu tiên và ứng dụng mãi về sau.
3. Các loại vải Viscose
Qua thời gian hình thành phát triển, vải Viscose cho ra đời nhiều mẫu mã khác nhau, chúng ta có thể điểm qua 3 loại được biết đến nhiều nhất:
3.1. Vải Visco thường
Là loại vải 100% sợi Viscose, bóng mượt, xịn mịn, hơi lì. Loại vải này chiếm thị phần cao nhất, thường được sử dụng trong ngành may mặc hoặc may nội thất. Tuy nhiên, chúng lại dễ bị co lại khi ướt nên các nhãn hàng đều khuyến khích giặt khô.
3.2. Vải HWM Rayon
Chất liệu vải Viscose được cải tiến nhiều so với vải Visco thường, khả năng hấp thụ độ ẩm tăng lên. Sợi vải này mang tính linh hoạt trong khâu làm bóng và vệ sinh, nên dù giặt máy hay giặt khô đều không vấn đề gì.
Vải Viscose HWM
3.3. Vải rayon có độ bền cao
Chất liệu Viscose độ bền cao thường ít được ứng dụng trong ngành thời trang, mà sử dụng nhiều hơn cho những sản phẩm đòi hỏi sự mềm dẻo linh hoạt như lốp xe và các mặt hàng cần chịu lực lớn. Độ bền cao là thế mạnh của chất liệu này, và các sản phẩm cũng cần tráng một lớp chất hoá học hoặc cao su để kháng ẩm.
4. Đặc tính của vải Viscose
4.1. Ưu điểm
Vải Viscose là giải pháp thay thế hoàn hảo cho vải lụa 100%, nên giá thành rẻ hơn rất nhiều, là vải tơ bán tổng hợp nhưng chất lượng không hề thua kém các vải tơ tằm. Hơn nữa, vì được dệt theo công nghệ cao nên vải Viscose cũng rất thoáng khí, mềm mịn, mỏng nhẹ, có độ bóng ấn tượng, thấm hút tốt nên hạn chế được tối đa nấm mốc, mang lại cảm giác dễ chịu.
Đặc biệt, vải Viscose còn có khả năng kháng axit, giữ form tốt, tối ưu về độ bền màu và dễ thiết kế, ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau. Vải sợi Viscose được làm từ bột gỗ tổng hợp nên cũng có khả năng phân huỷ và tái chế cao hơn nhiều loại vải khác như polyester hoặc nylon. Ngoài ra vải này cũng dễ dàng chăm sóc và giặt ủi.
4.2. Nhược điểm
Vải Viscose làm từ bột gỗ, nên đây vẫn là bài toán khó giải cho việc bảo vệ rừng và tất cả các đơn vị cũng đang tìm hướng giải quyết.
Ngoài ra, sợi Viscose cũng được sản xuất từ bột gỗ tổng hợp nên rất dễ cháy và khả năng chống mài mòn bị hạn chế hơn.
Cách bảo quản vải Viscose sẽ cần lưu ý nhiều hơn so với những vải khác như: đa số cần giặt khô, hạn chế giặt máy; không được ngâm trong nước xà phòng quá lâu; phải dùng móc treo, giảm bớt gấp sản phẩm để form dáng giữ được tốt nhất, phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Vải Viscose có khả năng co rút khi bị ướt hoặc giặt ủi, dẫn đến mất hình dáng ban đầu. Ngoài ra loại vải này có khả năng bị nhăn nhiều hơn so với vải cotton và có khả năng bị xù lông, đặc biệt khi được giặt nhiều lần hoặc sử dụng trong thời gian dài.
5. Ứng dụng chất liệu Viscose vào ngành thời trang
Vì những ưu điểm mỏng, nhẹ nên vải viscose được ngành thời trang ưu ái khi sử dụng sản xuất những trang phục để đi làm, đi chơi như quần áo, váy,...
Sơ mi vải Viscose YODY
Những chiếc váy mềm như lụa từ vải Viscose
Hơn nữa, vải Viscose cũng được sử dụng để may rèm cửa, ga giường, vỏ bọc đồ,... và chắc chắn trong tương lai sẽ có thêm nhiều sản phẩm ra đời từ sợi rayon Viscose.
6. Cách chăm sóc và bảo quản vải Viscose
Vải Viscose là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích một loại vải mềm mại, thoáng khí và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để bảo vệ sự đẹp của vải, cần chú ý đến cách giặt và chăm sóc. Nếu bạn sử dụng vải Viscose đúng cách, bạn sẽ có được một sản phẩm chất lượng cao và bền đẹp. Để bảo quản vải Viscose tốt và kéo dài tuổi thọ của quần áo, cần lưu ý các điều sau:
- Giặt quần áo bằng tay hoặc bằng máy giặt, tuy nhiên, không nên sử dụng chế độ giặt quần áo mạnh hoặc đánh quá mạnh, vì điều này có thể làm co rút và làm mất hình dáng ban đầu của quần áo và không sử dụng chế độ vắt.
- Nên giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc nước ấm, tránh sử dụng nước nóng, vì nước nóng có thể làm co rút và làm mất hình dáng ban đầu của quần áo.
- Không dùng chất tẩy rửa mạnh hoặc chất tẩy rửa có chứa clo, vì chúng có thể làm mất màu hoặc làm hỏng vải.
- Nên phơi quần áo bằng cách treo hoặc phơi ngang trên mặt phẳng, tránh phơi nắng trực tiếp hoặc sử dụng máy sấy, hãy để vải tự khô hoặc phơi vải trong bóng râm..
- Nếu cần làm sạch quần áo khô, nên sử dụng bàn ủi hơi nước hoặc bàn ủi ở nhiệt độ thấp, hãy ủi ở nhiệt độ thấp và không để ủi trực tiếp lên vải.i.
Có thể nói, vải Viscose ra đời đã tạo ra một phát minh mới về chất liệu trong ngành thời trang. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích để bạn có thêm nhiều lựa chọn khi chọn lọc chất liệu phù hợp với những trang phục của mình. Tìm hiểu nhiều hơn tại YODY.VN nhé!

Xu hướng gen Z: Flex là gì? Ý nghĩa và văn hoá Flex
Nếu bạn là một người thương xuyên sử dụng mạng xã hội hãy bạn cũng thấy dạo gần đây mọi người sử dụng cụm từ flex rất nhiều. Vậy Flex là...

Xu hướng gen Z: Mãi keo là gì mà ai cũng sử dụng từ này?
Ngày nay đối với một số các người sử dụng mạng xã hội sẽ thắc mắc một số từ lạ như “mãi keo là gì” xuất hiện với tần suất...

10+ công thức chỉnh màu Capcut đẹp bạn không nên bỏ lỡ
Vì sao nên sử dụng Capcut để chỉnh màu ảnh và video? Công thức chỉnh màu Capcut nào đẹp và được áp dụng nhiều? Tất cả sẽ được YODY chia...

Tam Tai là gì? Cách tính tam tai và cách tính giải hạn
Hạn Tam Tai là gì? Trong những năm Tam Tai bạn cần làm gì để bản thân an toàn? Cách tính Tam Tai ra sao? Cách giải hạn thế nào?...