

- Trang chủ /
- Tin Tức Tổng Hợp /
- Giặt khô là gì? Giặt khô có sạch như giặt ướt không?
Giặt khô là gì? Giặt khô có sạch như giặt ướt không?
Giặt khô giúp trang phục có thể mặc được ngay mà không cần phải phơi khô. Vậy giặt khô là gì? Giặt khô hay giặt ướt hiệu quả hơn? Cùng YODY tìm hiểu nhé!
1. Giặt khô là gì?
Giặt khô là phương pháp giặt quần áo bằng cách sử dụng dung môi, hóa chất giặt khô thay vì dùng nước giặt và nước sạch theo cách giặt truyền thống. Giặt khô vẫn sử dụng các tác động như ngâm, vò, đập để loại bỏ hết bẩn và mùi hôi như phương pháp giặt thông thường. Tùy nhiên thứ hòa tan chất bẩn không phải là nước sạch hay thành phần nước giặt, bột giặt mà chính là dung môi hóa học.
Phần hóa chất dung môi này có thể là perchloroethylene (PCE) hoặc decamethylcyclopentasiloxane, vốn được sử dụng rất phổ biến. Phần dung môi này có thể làm sạch sâu, đánh bay vết bẩn cực kỳ hiệu quả ngay cả với những vết bẩn cứng đầu mà phương pháp giặt nước thông thường không làm được.
Định nghĩa giặt khô
Mặc dù khả năng làm sạch hiệu quả tới tận gốc nhưng đặc biệt là dung môi này không tác động xấu vào vải. Chất vải trải qua quá trình giặt khô vẫn giữ được màu và bền mới. Phương pháp giặt khô hoàn toàn phù hợp với các chất liệu cao cấp như lụa, lông cừu, da,...
Giặt khô giúp xoá sạch vết bẩn trên trang phục mà không khiến nó bị loang màu, mất form. Với phương pháp này, mọi người hoàn toàn có thể giặt những chất liệu khó nhằn như da, canvas, nhung, vest,..mà không lo chất lượng của trang phục bị giảm sút.
Tóm lại, phương pháp giặt khô là phương pháp giặt đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu, giúp giữ màu quần áo tốt cho các loại chất liệu vải đặc biệt.
2. Giặt khô có sạch không?
Giặt quần áo mà không sử dụng đến nước thông thường thì có sạch được không? Phương pháp giặt nước thông thường đã chứng minh được hiệu quả qua hàng thế kỷ, từ ngày xa xưa đã được ông bà sử dụng để làm sạch quần áo. Đối với phương pháp giặt khô thì lại khác, không chỉ giặt sạch mà còn có thể giữ cho chất lượng của quần áo không bị giảm xuống.
Hơn nữa giặt nước thông thông, giặt máy giặt nước làm giảm chất lượng quần áo, có thể làm hỏng bề mặt vải như giặt nhiều bị xù lông. Phương pháp giặt khô thì khắc phục được vấn đề này nên là lựa chọn hoàn toàn phù hợp cho những chất liệu nhạy nước và không chịu được tác động mạnh như áo lông, áo da,...
Vì sử dụng hóa chất để trung hòa chất bẩn nên giặt khô thực sự rất sạch, có thể đánh bay các vết bẩn lâu ngày như ố, mốc, dính dầu mỡ.
3. Khác biệt giữa giặt khô và giặt nước
Giặt ướt chính là cách giặt truyền thống, sử dụng bột, nước giặt để làm sạch quần áo. Sau khi đã tẩy hết vết bẩn, vết ố, trang phục của bạn sẽ được xả lại với nước mát rồi làm khô. Trong khi đó, giặt khô lại sử dụng dung môi chuyên dụng, bột giặt khô, nước giặt khô để loại bỏ vết bẩn trên quần áo. Sau khi được giặt sạch, trang phục của bạn sẽ được xả, vắt và làm khô. Các cặn bột, dung dịch lúc đó sẽ được lọc để tách chất bẩn sau đó tái sử dụng.
Mỗi biện pháp sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Mọi người nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về ưu cũng như nhược điểm của 2 phương pháp trên. Việc nghiên cứu rõ ràng sẽ giúp bạn lựa chọn được cách thức giặt thích hợp nhất.
- Giặt ướt: Quần áo - nước - hóa chất giặt tẩy - máy giặt nước - vắt khô - phơi hoặc sấy khô.
- Giặt khô: Quần áo - dung môi - hóa chất giặt khô - máy giặt khô - loại bỏ dung môi chứa chất bẩn - vắt khô - sấy khô.
Điểm mạnh, yếu của giặt khô
3.1 Điểm mạnh - yếu của cách thức giặt khô
-
Các loại máy giặt khô thường có thành phần cấu tạo cũng như quy trình hoạt động tương đối phức tạp. Hơn nữa, giặt khô tốn rất nhiều nguyên liệu.
-
Tuy nhiên, giặt khô lại giúp bạn dễ dàng xóa sạch các vết bẩn cứng đầu còn bám trên trang phục như mực, dầu mỡ, sốt tương,..mà không hề làm hỏng, phai màu, mất form quần áo. Đây cũng là một trong những lý do vì sao nhiều người vẫn ưu tiên giặt khô hơn giặt ướt.
Nước giặt
3.2 Điểm mạnh - yếu của giặt ướt
-
Khác với giặt khô, cách giặt truyền thống có phần dễ và đơn giản hơn. Mọi người chỉ cần điều chỉnh đúng chương trình giặt mong muốn và đợi cho đến khi việc giặt hoàn thành là được.
-
Hơn nữa, cách thức hoạt động cũng đơn giản hơn, do đó, giặt ướt thường tiết kiệm chi phí hơn so với giặt khô. Ngoài ra, giặt thường còn thân thiện với môi trường bởi nó sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, không có các hóa chất nguy hiểm đối với sức khỏe.
-
Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp giặt ướt lại không bằng giặt khô. Chưa kể, nếu không giặt đúng cách, trang phục của bạn có thể bị hỏng, mất màu và biến dạng.
4. Vì sao nên giặt khô?
Dưới đây là lý do vì sao nên sử dụng phương pháp giặt khô:
- Một số loại chất liệu vải quần áo không thể chịu được điều kiện giặt thông thường khi sử dụng máy giặt như quần áo được nhuộm chất gốc nước. Do đó cần giặt khô để quần áo bền màu, không bị bạc màu, phai màu trong nước và không bám màu lên các quần áo giặt chung khác.
- Giặt thường khiến vải dễ bị co rút: Một số loại chất liệu được làm từ lông hoặc sợi gốc động vật như len, tơ tằm,... những loại này khi giặt trong nước sẽ dễ bị co, rút hoặc dão và nhăn.
Giặt khô giúp quần áo bền màu, giữ form cứng cáp
Xem thêm: Hướng dẫn cách giặt quần áo mới mua không bị phai màu
5. Những loại quần áo nào nên sử dụng phương pháp giặt khô?
Giặt khô là phương pháp giúp quần áo giặt sạch hơn rất nhiều so với các cách giặt quần áo thông thường. Tuy nhiên, chúng ta không nên giặt khô nhiều để tránh tác động của hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà chỉ nên giặt khô đối với một số chất liệu đặc biệt.
Một số loại quần áo nên sử dụng phương pháp giặt khô là: quần áo dạ, áo lông vũ, các loại áo khoác da,...
Tham khảo: Mách khéo cách giặt áo lông vũ cực đơn giản và nhanh chóng
6. Quy trình giặt khô như thế nào?
Nếu muốn giặt khô quần áo, chị em nội trợ cần ghi nhớ những bước sau đây:
6.1 Phân loại quần áo và lau qua vết dơ trước khi giặt
Phân chia quần áo và xử lý vết bẩn trước khi giặt khô
Việc đầu tiên mọi người cần làm trước khi tiến hành việc giặt khô chính là phân loại trang phục để lựa chọn dung môi thích hợp. Chưa kể, hiện nay có rất nhiều loại trang phục bắt buộc phải áp dụng biện pháp giặt không nước này, chẳng hạn như chất liệu da lộn, đồ lông thú, áo phao,.. Việc bỏ chút thời gian phân chia quần áo sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của trang phục.
Bên cạnh đó, để quần áo sạch bong như mới, mọi người cần xử lý sơ qua các vết dơ đang bám trên trang phục. Các bạn có thể lấy khăn ướt lau qua những mảng bụi bám trên quần áo trước khi đem đi giặt khô.
6.2 Bắt đầu tiến hành giặt khô
Máy giặt có chức năng giặt khô
Sau khi hoàn thành xong việc phân loại và xử lý vết bẩn, các bạn cần đưa trang phục vào trong buồng máy giặt có chức năng giặt khô. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy giặt sở hữu chương trình này. Chính vì vậy, mọi người đừng quên nghiên cứu kỹ và cân nhắc lựa chọn những mặt hàng thích hợp trước khi bỏ tiền ra mua. Sau khi “rước” một chiếc máy giặt ứng ý về nhà, các bạn hãy thiết lập chức năng giặt cho máy.
Bởi giặt khô không sử dụng đến nước cho nên các bạn tuyệt đối không được để quần áo phơi dưới nắng. Điều này vừa ảnh hưởng đến chất lượng trang phục vừa khiến quần áo bị mất màu.
6.3 Ủ hương cho trang phục
Quần áo sẽ lưu hương lâu hơn nếu được giặt trong túi thơm
Trang phục giặt khô tại nhà cần được ủ hương qua các thiết bị tự động. Để quần áo lưu hương lâu hơn, các bạn có thể đặt trang phục vào trong túi thơm hoặc giấy thơm có mùi mà bạn thích. Trong quá trình làm sạch, máy giặt khô sẽ dùng hơi nước nóng phun lên quần áo của bạn, giúp bộ đồ thơm lâu hơn.
6.4 Làm khô
Các bước giặt khô quần áo hiệu quả
Sau khi giặt xong, máy giặt sẽ có chức năng làm khô hơi nước còn đọng lại bằng cách giảm nhiệt độ rồi dùng quạt bên trong máy. Chương trình này sẽ đảm bảo trang phục của bạn luôn bền mới và thơm lâu.
7. Điểm hạn chế của giặt khô
Ngoài những ưu điểm tuyệt vời như khả năng giặt siêu sạch của giặt khô thì chúng ta còn nên lưu ý thêm một vấn đề khác. Đó là phương pháp giặt khô sử dụng hóa chất dung môi làm sạch nên nếu khâu xử lý dung môi, làm sạch dung môi không cẩn thận thì sẽ còn vương lại trên quần áo. Những loại hóa chất này sẽ rất có hại cho da nếu quần áo của bạn còn vương lại một chút dung môi.
Hiển nhiên cũng không nên quá lạm dụng việc giặt khô, dù là giặt ướt hay giặt khô nhưng với tần suất nhiều và liên tục trong thời gian dài thì chất lượng của quần áo vẫn có sự giảm sút. Ngoài ra không phải lúc nào giặt khô cũng sẽ cho bạn mùi thơm dễ chịu như giặt nước mà có thể là mùi hóa chất khó chịu, bạn sẽ phải treo ở nơi thông thoáng trong thời gian dài để khử mùi.
Vấn đề cuối cùng đó là giá cả, việc giặt khô tại nhà hay giặt tại các cơ sở chuyên giặt giũ thì giá luôn cao hơn so với giặt nước. Nên nếu đang cân nhắc về tài chính thì bạn nên giặt nước và tận dụng ánh nắng mặt trời.
8. Giặt khô bao nhiêu tiền?
Hiện tại, chưa có mức giá chung cho việc giặt khô. Giá giặt khô phần lớn sẽ phụ thuộc vào khối lượng và chất liệu của trang phục. Trên thị trường hiện nay, giá trung bình cho 1 lần giặt khô 1kg quần áo sẽ dao động từ 15.000 VNĐ đến 40.000 VND. Tuy nhiên, giá có thể đôi lên gấp 2, 3 lần nếu trang phục của bạn được làm từ chất liệu cao cấp, hàng hiệu.
Cửa hàng chuyên giặt khô
Phía trên là tất tần tật những thông tin xoay quanh phương pháp giặt khô. YODY mong rằng với những nội dung này, mọi người đã phần nào nắm rõ giặt khô là gì và những ưu điểm của nó. Nếu muốn biết thêm nhiều tips hay về quần áo, đừng quên theo dõi YODY.VN mọi người nhé!

Điểm danh các hãng túi xách nữ "SANG XỊN MỊN" 2023
Một trong những phụ kiện không thể thiếu của các nàng khi ra ngoài đường chính là những chiếc túi xách. Vậy bạn đã biết có các hãng túi xách nữ nào nổi...

❌CẢNH BÁO CÁC CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO, MẠO DANH YODY❌
Thời gian gần đây, khách hàng YODY có phản ánh về các hành vi hoạt động của tội phạm lừa đảo MẠO DANH YODY nhằm chiếm đoạt tài sản dưới...

Vải tuyết mưa là gì? Tính chất và ứng dụng vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa là một trong những chất liệu vải cao cấp nhất hiện nay. Vậy vải tuyết mưa là gì, chất liệu vải tuyết mưa là gì, vải tuyết mưa...

Slim fit là gì? Phân biệt dáng slim fit với kiểu dáng khác
Slim fit đang là một khái niệm, một thiết kế thời trang được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến hiện nay trên khắp thị trường. Hãy cùng YODY...