

- Trang chủ /
- Tin Tức Tổng Hợp /
- Có nên nặn mụn không? Những loại mụn tuyệt đối không tự ý nặn
Có nên nặn mụn không? Những loại mụn tuyệt đối không tự ý nặn
Không những gây mất thẩm mỹ, mụn còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng làn da của bạn. Vậy, có nên nặn mụn không? Cùng YODY tìm hiểu nhé!
1. Những loại mụn phổ biến trên da
Nặn mụn trên da mặt
Hiện tượng mụn xuất hiện trên da thường được gây ra do những nguyên nhân như dị ứng, hormone thay đổi, vi khuẩn và bã nhờn. Những tác nhân này khiến nang lông trên da mặt bị bịt lại do dầu thừa, mủ hoặc chất nhờn, làm cho da bị viêm, thậm chí sưng tấy. Dưới đây là những loại mụn phổ biến nhất thường xuất hiện trên da:
-
Mụn đầu đen: Là loại mụn xuất hiện khi dầu và tế bào chết làm tắc ngãn nang lông. Khi tiếp xúc với không khí bên ngoài, dầu và các tế bào chết này ở trong lỗ chân lông sẽ chuyển thành màu đen. Từ đó, mụn đầu đen được hình thành.
-
Mụn đầu trắng: Nguyên nhân gây nên mụn đầu trắng cũng giống như mụn đầu đen. Tuy nhiên, mụn đầu trắng lại có phần đầu màu trắng hoặc vàng nhạt. Loại mụn này rất cứng khiến nang lông bị tắc.
-
Mụn mủ: là những nốt mụn ẩn sau trong da mặt, rất khó nặn. Chúng thường có màu đỏ và bọng nước. Mụn mủ được hình thành do nội tiết tố thay đổi, dị ứng, bụi bẩn,..
2. Có nên nặn mụn không?
Không nên tự tay nặn mụn
Theo lời khuyên của chuyên gia, tự tay nặn mụn là điều không nên. Việc này có thể gây ra những hậu quả như:
-
Làm hỏng đến màng bảo vệ ra, khiến da mặt của bạn bị sẹo vĩnh viễn.
-
Nếu xuất hiện mụn mủ nguy hiểm trên mặt, việc nặn mụn có thể khiến bụi bẩn, vi khuẩn lan ra những vùng da khác, tạo nên 1 ổ mụn to hơn.
-
Thói quen nặn mụn trên mặt có thể gây cản trở quá trình hồi phục của cơ thể, khiến bạn bị mụn nhiều hơn.
-
Ngoài ra, thao tác nặn mụn có thể vô tình khiến mụn xuống sâu hơn bên dưới làn da. Điều này khiến tình trạng tắc nghẽn nang lông nghiêm trong hơn, làm mụn xuất hiện nhiều hơn, thậm chí gây viêm da.
Nguyên tắc chung là không nên nặn mụn. Tuy nhiên với những loại mụn không viêm, mọi người hoàn toàn có thể tự nặn tại nhà. Mụn không viêm bao gồm những loại mụn như sợi bã nhờn, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,.. Phần lớn các loại mụn này đều nằm ở trên bề mặt da nên không cần nhiều thao tác để loại bỏ.
Còn đối với mụn viêm, mọi người tuyệt đối không được nặn. Những loại mụn này thường ẩn rất sâu bên trong làm da. Nếu nặn sẽ khiến da mặt bị tổn thương và có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn. Những loại mụn viêm bao gồm: mụn trứng cá, mụn mủ, mụn ẩn, mụn thịt, mụn bọc,.. Khi phát hiện những loại mụn này, điều tốt nhất có thể làm để đến gặp bác sĩ da liễu. Họ có thể loại bỏ những dạng mụn này bằng các thiết bị chuyên dụng được vô trùng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể thể tiêm cortisone để giảm đau cũng như thu nhỏ mụn lại.
3. Những loại mụn tuyệt đối không được nặn
3.1 Mụn đầu đen
Mụn đầu đen trên da mặt
Tuy là một trong những loại mụn không viêm, nằm ngay trên bề mặt da, chỉ cần bóp nhẹ là nhân trồi lên. Nhưng chúng tôi không khuyên bạn không nên tự nặn dạng mụn này.
Không chỉ không loại bỏ hoàn toàn, việc tự tay nặn mụn đầu đen còn khiến lỗ chân lông nở to hơn khiến mụn dễ bị tái phát. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo điều kiện cho mụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào.
3.2 Mụn mủ
Mụn mủ rất nguy hiểm
Đối với mụn mủ thì mọi người không còn cách nào khác ngoài sống chung và “đối xử tốt” với nó. Đây là loại mụn ẩn sâu bên trong làn da gây đau nhức, khó chịu. Cố gắng loại bỏ nó bằng cách tự tay nặn sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời lan ra các vùng khác,
3.3 Mụn đinh râu
Mụn đinh râu ở dưới miệng
Mụn đinh râu là loại mụn rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở những vùng như dưới miệng, dưới cổ, trán, thái dương,.. Nguyên do tạo ra mụn này chính là do thói quen nặn mụn trứng cá quá nhiều, không đúng cách, không vệ sinh tay,..
Dấu hiệu nhận biết loại mụn này là dạng nhọt, sưng to, có mủ trắng ở đỉnh, ngòi mụn ở đầu, gây đau. Với mụn đinh râu, bạn tuyệt đối không được nặn. Vì điều này sẽ khiến vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập dễ dàng hơn, làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng.
3.4 Mụn thịt
Mụn thịt ở dưới mắt
Đặc điểm nhận dạng của mụn thịt là những nốt nhỏ li ti có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Mụn này thường xuất hiện ở cánh mũi, dưới mắt, cằm. Nếu số lượng mụn mọc nhiều và dày sẽ khiến da mặt của bạn bị sần sùi, trông rất mất thẩm mỹ.
Khi thấy mụn thịt mọc trên da của mình, các bạn tuyệt đối không được nặn. Việc này sẽ làm tổn thương vùng da trên cũng như khiến mụn lan rộng ra những chỗ khác. Điều cần làm khi phát hiện mụn thịt chính là đến gặp bác sĩ da liễu để có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
3.5 Mụn chai
Mụn chai rất lâu khỏi
Dạng mụn cuối cùng mà các bạn tuyệt đối không được sờ tay vào chính là mụn chai. Giống như cái tên của nó, loại mụn này vô cùng “lì”. Đây là dạng mụn rất lâu lên đầu. Chúng thường gây sưng, ngứa ngáy. Nếu thấy mụn chai xuất hiện trên mặt, các bạn không nên dùng tay để nặn. Điều này có thể để loại sẹo vĩnh viễn.
4. Cách nặn mụn an toàn
Để bảo vệ làn da, mọi người chỉ nên tự tay nặn những loại mụn không viêm.
4.1 Cách nặn mụn đầu trắng
Để loại bỏ hoàn toàn mụn trắng, mọi người cần follow những bước nặn mụn an toàn sau:
-
Đầu tiên, các bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước trong 20s rồi lau khô bằng khăn sạch.
-
Rửa mặt bằng sữa rửa mặt mà bạn hay sử dụng.
-
Dùng các sản phẩm tẩy da chết có axit alpha/beta hydroxy
-
Dùng bông sạch thoa cồn lên vùng da bị nổi mụn.
-
Để 1 chiếc khăn mặt sạch và ấm trên vùng mụn khoảng 4p để làm mềm da.
-
Làm sạch 1 chiếc kim nhỏ bằng cồn rồi chọc nhẹ nhàng vào phần đầu của mụn đầu trắng.
-
Trong 1 số trường hợp, nhân mụn đầu trắng sẽ được lấy ra sau khi chọc kim vào. Nếu nhân không ra, các bạn có thể lấy bóp nhẹ vào đầu mụn để nhân trồi ra.
-
Nếu đã bóp nhẹ mà mụn vẫn không lên. Như thế đồng nghĩa với việc mụn chưa chín.
Hướng dẫn nặn mụn ngay tại nhà
4.2 Cách nặn mụn bọc
Đối với mụn bọc, các bạn cần thực hiện những bước sau để nặn mụn an toàn:
-
Bước 1: Trước tiên, mọi người rửa mặt thật sạch để làn da có độ ẩm nhất định.
-
Bước 2: Rửa sạch tay bằng xà phòng thông thường.
-
Bước 3: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt thích hợp với làn da của bạn,
-
Bước 4: Khử trùng chiếc kim nhỏ rồi chọc nhẹ vào giữa mụn bọc.
-
Bước 5: Sử dụng ngón tay bóp nhẹ vào chỗ mụn để nhân trồi lên. Lưu ý phải thật nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho da.
-
Bước 6: Vệ sinh và dưỡng da sau khi đã nặn mụn xong.
5. Hướng dẫn chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi đã nặn mụn xong, việc cần làm tiếp theo là vệ sinh da thật sạch sẽ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Các bạn có thể sử dụng những loại thuốc có chứa benzoyl peroxide để bôi lên vùng da có mụn. Thuốc này có khả năng chống viêm, thâm đỏ cực tốt.
Trong trường hợp mụn vẫn mọc nhiều, các bạn cần đến ngay các cơ sở da liễu uy tín để có những biện pháp chữa mụn triệt để hơn. Ngoài ra, việc chăm sóc, vệ sinh da thường xuyên cũng là một cách tuyệt vời để hạn chế sự xuất hiện của mụn.
Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Trên đây là lời hồi đáp cho thắc mắc có nên nặn mụn không? Việc tự nặn mụn không được khuyến khích. Bởi nó có thể làm tổn thương làn da, gây viêm nhiễm, thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn. Ngoài ra, để update thêm nhiều bài blog làm đẹp bổ ích, theo dõi ngay YODY.VN nhé!

Mách bạn 99+ hình xăm cung Song Tử đẹp "hết nước chấm"
Hình xăm cung Song Tử là một trong những hình xăm cung hoàng đạo ý nghĩa và giàu giá trị nghệ thuật nhất hiện nay. Hãy cùng YODY tìm hiểu đôi...

99+ hình ảnh cung Kim Ngưu ấn tượng và ý nghĩa
Kim Ngưu là cung hoàng đạo thứ 3 trong 12 cung hoàng đạo được tính theo lịch cổ của phương Tây. Cung Kim Ngưu được biết đến bởi sự trầm...

Tổng hợp 1001 hình ảnh cung Thiên Bình anime đáng yêu và cá tính
Thiên Bình (Libra) là thành viên thứ 7 trong 12 cung hoàng đạo. Biểu tượng của họ là hình cán cân thể hiện công lý, cân bằng và minh bạch....

Cung Song Ngư (19/2 - 20/3) hợp màu gì? Cung nào? Tính cách ra sao?
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với cung hoàng đạo sẽ giúp các bạn xua đuổi những năng lượng tiêu cực và thu hút những điều tốt đẹp đến...